Dự
án tiếp theo được giới thiệu nằm trong cuộc thi Tìm kiếm giải pháp Chuyển đổi số
tỉnh Đồng Nai năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông tổ chức, với tên gọi Giải pháp xây dựng mô hình Cổng thông tin điện
tử giáo dục tại Đại học.
Dự
án có mục tiêu giúp xóa bỏ khoảng cách địa lý và thời gian trong giáo dục. Người
học ở vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với giáo dục chất lượng cao như người học
ở thành phố.
Những nhiệm vụ đặt ra:
* Về hạ tầng công nghệ:
- Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ để phát triển hạ tầng
CNTT&TT ở các trường đại học.
- Các trường đại học cần đầu tư mua sắm thiết bị CNTT&TT
hiện đại, xây dựng hệ thống mạng lưới kết nối Internet tốc độ cao.
* Về nguồn lực:
- Các trường đại học cần đẩy mạnh đào tạo kỹ năng sử dụng
công nghệ số cho giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Các cơ quan chức năng cần tổ chức các chương trình đào tạo
và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ số cho người học.
* Về nhận thức:
- Các cơ quan truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền về tầm
quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục.
- Các trường đại học cần tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để
chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc của người dân về chuyển đổi số trong
giáo dục.
Những điểm mới của dự án:
- Đối tượng tác động và kết quả mong đợi:
Người học, giảng viên, nhà quản lí giáo dục và các bên liên
quan.
- Tính khả thi:
Cổng thông tin điện tử giáo dục có thể được triển khai dựa
trên các nền tảng công nghệ sẵn có, như WordPress, Drupal,... Ngoài ra, cổng
thông tin cũng có thể được tích hợp với các hệ thống quản lý học tập (LMS) hiện
có của các trường đại học.
- Tính phát triển:
Dự án cũng có thể được phát triển theo hướng tích hợp các
công nghệ mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine
learning),... Điều này sẽ giúp cổng thông tin điện tử giáo dục trở nên thông
minh và hữu ích hơn.
- Tính sáng tạo:
Tạo ra các cộng đồng trực tuyến để sinh viên có thể trao đổi
và thảo luận về các vấn đề học tập, Tích hợp các công nghệ mới, chẳng hạn
như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), vào quá trình học tập.
- Tính bền vững và khả năng nhân rộng:
Đáp ứng khả năng nhu cầu sử dụng, khả năng mở rộng và khả
năng tự vận hành. Dựa trên các yếu tố trên, dự án Xây dựng mô hình Cổng thông
tin điện tử giáo dục tại Đại học có khả năng bền vững và khả năng nhân rộng
cao. Cổng thông tin điện tử giáo dục có thể được triển khai rộng rãi tại các cơ
sở giáo dục đại học trên cả nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các
cơ sở giáo dục và cải thiện chất lượng giáo dục.
- Hiệu quả chi phí:
Giảm chi phí hoạt động: Cổng thông tin điện tử giáo dục
có thể giúp các trường đại học giảm chi phí hoạt động thông qua việc tự động
hóa các quy trình thủ công, như nhập liệu, quản lý hồ sơ sinh viên, giảng
viên,... Ngoài ra, cổng thông tin điện tử cũng giúp các trường đại học tiết kiệm
chi phí in ấn tài liệu, sách giáo khoa.
- Năng lực của đơn vị triển khai:
Đơn vị triển khai cần có kinh nghiệm triển khai
các dự án CNTT trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm: xây dựng hệ thống quản lý học
tập (LMS), hệ thống quản lý đào tạo (TMS), hệ thống quản lý nhân sự (HRM), hệ
thống quản lý tài chính (FMS),...
Trung Nghĩa