Tạo ra các sản phẩm
chất lượng mang bản sắc địa phương, thu hút người tiêu dùng, tạo đầu ra cho sản
phẩm, mang lại việc làm ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội địa phương… là những lợi ích có được khi phát triển sản phẩm đạt chuẩn
chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Nhận thức được điều này, các cấp bộ
Đoàn trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm cổ vũ, hỗ trợ thanh niên khởi
nghiệp, lập nghiệp, hướng tới mục tiêu góp phần tạo ra nhiều sản phẩm OCOP cho
địa phương.
Hình 1. Đoàn viên tham gia Cuộc thi Thanh niên Đồng Nai đồng hành cùng sản phẩm OCOP năm 2023
Bên cạnh đó với
xu thế ứng dụng chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, mọi mặt trong đời sống
đã đem đến lợi thế cạnh tranh tuyệt vời cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với
các doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong marketing và tiêu thụ sản phẩm.
Việc đưa các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử,
bán hàng trên mạng xã hội sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, giúp nâng
cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nông dân, hợp tác xã nông nghiệp và doanh
nghiệp OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hình 2. Talkshow “Ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm OCOP” thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên và người dân tham gia
Trong thời gian
qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt
động đồng hành với sản phẩm OCOP mang đến một xu hướng mới, đạt hiệu quả cao.
Hàng năm, các cấp bộ Đoàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho
đoàn viên thanh niên, người dân hiểu đúng, hiểu rõ về OCOP thông qua các ấn phẩm tuyên truyền mới mẻ, sinh động; Định kỳ hàng năm tổ
chức Ngày
hội thanh niên nông thôn sáng tạo khởi nghiệpvới các nội dung về
cơ chế, chính sách hỗ trợ trong quá trình khởi nghiệp; cách thức tiếp cận với
những chính sách khởi nghiệp, các nguồn vốn ưu đãi… đối với các dự án khởi nghiệp,
đặc biệt là các dự án khởi nghiệp gắn với chương trình OCOP. Duy
trì tổ chức các lớp tập huấn khởi nghiệp từ chương trình OCOP với những thông tin về
chương trình OCOP,
cách thức triển khai,quy trình đánh giá, chấm điểm sản
phẩm OCOP,
công tác thẩm định, đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP; Tổ chức các lớp
tập huấn kỹ năng bán hàng cho đoàn viên thanh niên, người dân được tổ chức ở
nhiều huyện, thành phố, tìm hiểu về công cụ và chiến lược bán
hàng trên các kênh thương mại điện tử; phương pháp xây dựng website kinh doanh
hiệu quả; xác định mục tiêu cụ thể cho website; cách marketing hiệu quả cho những
người mới kinh doanh online; cách tăng trưởng khách hàng, doanh thu trên facebook… Song song đó, Tỉnh
đoàn chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tổ chức
hướng dẫn doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTX, tổ hợp tác của
thanh niên đăng ký tham gia chương trình OCOP.
Từ
năm 2020, Tỉnh đoàn tổ chức cuộc thi Thanh niên nông thôn sáng tạo khởi nghiệp
gắn với chương trình OCOP, cuộc thi Thanh
niên Đồng Nai đồng hành cùng sản phẩm OCOP. Cuộc
thi thu hút rất nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp, đồng hành với thanh niên kết nối với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh tham gia cuộc thi, thí sinh còn được tập huấn, chia sẻ kiến thức về kỹ năng xây dựng dự
án kinh doanh; phát triển sản phẩm; thuyết trình dự án, kêu gọi đầu tư…
Mới đây, ngày
13/10/2023, Tỉnh đoàn đã tổ chức Talkshow “Ứng dụng thương mại điện tử trong
tiêu thụ sản phẩm OCOP” với sự tham gia của các đại biểu khách mời là chuyên
gia trong lĩnh vực OCOP trong, ngoài tỉnh. Các chuyên gia đã chia sẻ nhằm tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho các doanh
nghiệp OCOP trong việc tiếp cận ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử để
xây dựng thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Đặc biệt, trong
tháng 10/2023, Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức
Cuộc
thi “KOLs
chung tay xây dựng thương hiệu OCOP” được các bạn trẻ
quan tâm, các nhà sáng tạo nội dung, tiktoker, youtuber đã thực hiện video ngắn
về sản phẩm OCOP địa phương để giới thiệu đến cộng đồng người theo dõi trên các
nền tảng mạng xã hội, thực hiện các buổi
livestream bán hàng trên các nền tảng số, review giới thiệu
sản phẩm cho người tiêu dùng, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và nhiều lượt theo dõi trực tuyến. Thông qua các phiên livestream giúp tăng sản
lượng, doanh số bán hàng của các sản phẩm OCOP tham gia; đồng thời giúp các chủ
thể OCOP tiếp cận, thấy được hiệu quả của kênh phân phối
mới để từ đó áp dụng vào quá trình marketing, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Phương Thảo