NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2023) - MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN QUÝ MÃO! - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI THÁNG THANH NIÊN NĂM 2023. - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2023) - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI THI ĐUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP, ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH ĐỒNG NAI LẦN THỨ X VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2022 - 2027.
Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
THEO DẤU CHÂN BÁC
Đề cương về văn hóa Việt Nam, sự kế thừa và phát triển
Cập nhật 27/04/2023 11:18

​         Để chống lại chính sách văn hoá phản động của phát xít Pháp - Nhật và tay sai của chúng, chống lại trào lưu lãng mạn có khuynh hướng cải lương, bi quan, bế tắc,... năm 1943, Đảng ta đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) vào tháng 2/1943, đến nay vừa tròn 80 năm.

Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 được ví như tuyên ngôn, cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta về văn hóa và cách mạng, có ý nghĩa khai sáng, mở đường cho cách mạng Việt Nam, nhất là lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; đề cập toàn diện và sâu sắc những vấn đề có tính chất nền tảng về nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều này cho thấy ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển văn hóa. Và trong suốt 80 năm qua, những nội dung, giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta vận dụng, kế thừa và phát triển để từng bước hoàn thiện tư duy lý luận và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Nhất là trong bối cảnh đang phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thì bản đề cương càng khẳng định những giá trị thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Trong bối cảnh nước ta chưa giành được độc lập, với dung lượng chưa đến 1.500 chữ, Đề cương Văn hóa Việt Nam đã vạch ra đường lối đúng đắn khai mở nền văn hóa độc lập, tiến bộ; hiệu triệu được đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đi theo cách mạng; tạo nên sức mạnh đập tan đường lối văn hóa nô dịch, phản tiến bộ.

cover.jpg

* Bối cảnh ra đời

Ngược dòng lịch sử, đầu năm 1943, Hồng quân Liên Xô chiến thắng làm thay đổi cục diện Đệ Nhị thế chiến. Ở trong nước, tổ chức Đảng và Mặt trận Việt Minh đã bắt rễ vào quần chúng và đang tạo ra những xung lực mới cho phong trào cách mạng. Thời điểm này, phát xít Nhật sử dụng các hoạt động văn hóa là công cụ để đánh lạc hướng nhân dân ta khỏi con đường cứu nước. Đế quốc Nhật tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á, rêu rao rằng người Việt Nam và người Nhật Bản đều “da vàng”, quân đội Nhật đến Đông Dương là để giải phóng dân tộc thuộc địa khỏi thực dân “da trắng”. Không ít trí thức, văn nghệ sĩ đã thiếu tỉnh táo, ra sức hợp tác, ủng hộ chính sách phản động thâm độc của phát xít Nhật.

Đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ am hiểu văn hóa Đông Tây kim cổ, được mai hậu đánh giá là “thế hệ vàng”. Vị trí của lực lượng này rất quan trọng, là tinh hoa của xã hội, có khả năng tổ chức, lãnh đạo, thu hút và dẫn dắt quần chúng nhân dân. Song nhận thức, trình độ chính trị, năng lực tổ chức còn hạn chế.

Di hại của nền văn hóa, giáo dục thực dân có tính chất nô dịch đã bám rễ rất sâu, Đề cương Văn hóa Việt Nam đề ra giải pháp cũng là nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Marxist Việt Nam là phải hoạt động tranh đấu trên ba lĩnh vực là tư tưởng, học thuật, văn nghệ; theo ba nguyên tắc vận động “dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa”.

Với phương châm “văn hóa khi đã xâm nhập vào đại chúng thì cũng tác động như một sức mạnh vật chất”, đã tuyên truyền: “Chống lại văn hóa phát xít phong kiến, thoái bộ, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân; phát huy văn hóa tân dân chủ”. Đây là điều cực kỳ quan trọng bởi lẽ các chủ thuyết, trường phái văn hóa, văn nghệ công khai thời điểm đó đều đi sâu vào vấn đề đời tư, tâm lý cá nhân mà không chú trọng vấn đề xã hội, nhất là đấu tranh giai cấp; quá thiên về khám phá hình thức theo xu hướng nghệ thuật vị nghệ thuật. Chúng còn được phát xít Nhật và thực dân Pháp sử dụng làm “bánh vẽ” đánh lừa trí thức, văn nghệ sĩ là có thể giành được độc lập thông qua còn đường cách mạng cải lương, bất bạo động.

Bản Đề Cương hoá Việt Nam vạch rõ tính chất phản động trong chính sách văn hoá ngu dân của thực dân Pháp, nêu lên nguyên tắc dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mới. Đề cương văn hóa đã vũ trang những lý luận căn bản cho cán bộ hoạt động văn hóa – tư tưởng. Đề cương xác định văn hoá là một trong ba mặt trận cách mạng (chính trị, kinh tế và văn hoá). Đề cương nêu rõ nguy cơ của nền văn hoá Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp; phân tích mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng văn hoá; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng văn hoá.

Đề cương văn hoá đã vạch ra phương hướng đấu tranh đúng đắn chống thực dân, phát xít, xây dựng đường lối văn hoá mới của Đảng, tập hợp các nhà văn hoá, trí thức để tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chỉ trong vòng hai năm, Đề cương đã góp phần quan trọng vào việc quy tụ các lực lượng văn hóa có tinh thần dân tộc mà hạt nhân là Hội Văn hóa Cứu quốc và hướng dẫn lực lượng ấy trong cuộc đấu tranh để cùng toàn dân đưa tới sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước nhà.

Trong văn bản quan trọng này, 03 thành tố đặc biệt quan trọng của văn hóa được nhấn mạnh là: Tư tưởng, học thuật và nghệ thuật. Cùng với đó, 03 nguyên tắc vận động để xây dựng nền văn hóa mới được nêu ra: “Dân tộc hóa”, “Đại chúng hóa”, “Khoa học hóa”. Đó là việc kế thừa, xây dựng và phát triển nền văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc, là những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Đó là “tính đại chúng hóa”, nền văn hóa dân tộc do lớp lớp thế hệ người Việt Nam sáng tạo, xây đắp, bảo vệ, phát huy; hóa mới, văn hóa cách mạng phải hướng mọi sáng tạo, mọi hoạt động phục vụ đông đảo quân chúng nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Bảo đảm và nâng cao “tính khoa học” trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam, làm cho dựng nền văn hóa Việt Nam, văn hóa không ngừng được khoa học hóa, tiên tiến hóa, chống lại những gì làm cho văn hóa hay sản phẩm văn hóa phản khoa học, phản tiến bộ; biết kế thừa, phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại...

* Kế thừa và phát triển

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (ngày 03/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 06 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong đó, có 02 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hóa, đó là, diệt giặc dốt và giáo dục tinh thần cho Nhân dân. Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất khai mạc ngày 24/11/1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội với hơn 200 đại biểu tham dự. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền văn hóa mới của nước nhà lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”. Người khẳng định một chân lý: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”.

Từ ngày 16 - 20/7/1948, tại Việt Bắc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai. Trong thư gửi các đại biểu tham dự Hội nghị, Người nhấn mạnh: “Trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc vĩ đại của dân tộc ta, văn hóa gánh một phần rất quan trọng... từ nay trở đi chúng ta cần phải xây dựng một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc của toàn dân”.

Văn kiện Đại hội III của Đảng (9/1960) xác định đường lối xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc. Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định văn hóa, tư tưởng là một cuộc cách mạng, tiến hành đồng thời và gắn bó chặt chẽ với cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật. Sau ngày thống nhất đất nước, Đại hội IV của Đảng (12/1976) xác định xây dựng con người mới, nền văn hóa mới tiến hành đấu tranh chống tư tưởng và sản phẩm văn hóa phản động, độc hại. Đại hội V của Đảng (3/1982) chỉ rõ nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính đảng và tính Nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Trong giai đoạn 1986 - 1994, lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc, toàn diện hơn. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6/1991) xác định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) lần đầu đưa ra khái niệm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng xã hội”, “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) ra Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” với tinh thần cơ bản tiếp tục được khẳng tiến định trong Văn kiện Đại hội X và XI của Đảng, đặc biệt, được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (sửa đổi, bổ sung năm 2011): “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống Nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội”.

Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) đã thảo luận và ra Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”. Nghị quyết này tiếp tục thể hiện sự phát triển tư duy lý luận và sáng tạo của Đảng trong việc nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, đặc biệt là yếu tố con người; việc xác định phương hướng, đặc trung, tính chất, động lực và đặc thù của hoạt động xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học... Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu yêu cầu: “Tập trung nghiên cứu và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới…”.

Sau Đại hội XIII của Đảng, nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của đất nước năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”. Đề cập đến vấn đề văn hóa và con người trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao…”.

Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương văn hóa Việt Nam” (1943-2023) nhằm tiếp tục nghiên cứu, khẳng định và tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”; sự phát triển các nội dung cốt lõi của Đề cương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; qua đó nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn nghệ, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phương T​hảo - Ban Tuyên giáo

CÁC TIN KHÁC
PHÓNG SỰ ẢNH
Lượt truy cập :

Cơ quan chủ quản: Tỉnh Đoàn Đồng Nai
Địa chỉ: số 33, đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Website: doantncshcm.dongnai.gov.vn         Điện thoại: 02513.846.458        E-mail: vanphongtinhdoandn@gmail.com
® Ghi rõ nguồn " Tỉnh Đoàn Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

| Đăng nhập