NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2023) - MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN QUÝ MÃO! - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI THÁNG THANH NIÊN NĂM 2023. - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2023) - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI THI ĐUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP, ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH ĐỒNG NAI LẦN THỨ X VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2022 - 2027.
Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
BÚT XANH
​Quan điểm của K. Marx và F. Engels về thế hệ trẻ của giai cấp vô sản dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thế kỉ XIX (Kỳ I)
Cập nhật 09/07/2021 13:33


    Trong các công trình của K. Marx và F. Engels chúng ta thấy nổi bật lên các vấn đề về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong những giai đoạn lịch sử quan trọng nhất của nó – từ lúc mới ra đời cho đến khi xuất hiện những chính Đảng đầu tiên của giai cấp vô sản. Các ông chú ý nghiên cứu đời sống của công nhân ở tất cả các nước, đặc biệt là nước Anh – nơi mà cuộc cách mạng công nghiệp được hoàn thành trước tiên. Chính vì thế ở Anh, F. Engels đã nhận xét: người ta đã nghiên cứu giai cấp vô sản trong tất cả các quan hệ, trên tất cả các phương diện của nó. Trong số đó, vấn đề địa vị của thế hệ trẻ của giai cấp vô sản được chú ý một cách thích đáng.

    Bổ sung cho đội ngũ của giai cấp vô sản lúc đó chẳng những là thanh niên trai tráng mà còn có cả phụ nữ và trẻ em. K. Marx viết rằng: lao động của phụ nữ và trẻ em là một trong những hậu quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp. Lao động thủ công đã được thay thế bằng lao động cơ giới. Nhờ có máy móc mà một đứa trẻ tám tuổi có thể làm ra một lượng sản phẩm nhiều hơn 20 người đàn ông trước đây. Công nghiệp càng phát triển thì lao động của đàn ông càng được thay thế bằng lao động của phụ nữ và trẻ em. Engels đã nêu ra một con số thống kê sau đây: ở Anh vào năm 1839 trong số 419.560 công nhân công xưởng có tới 192.887 người dưới 18 tuổi, tức là chiếm tới gần một nửa.

Thiếu niên lao động tại hầm mỏ tại Anh vào thế kỷ XIX.jpg 
Thiếu niên lao động tại hầm mỏ tại Anh vào thế kỷ XIX

    Máy móc ra đời không làm đảo lộn về kỹ thuật sản xuất, chúng còn cách mạng hóa đến tận gốc các quan hệ xã hội dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, trước hết là quan hệ giữa người công nhân và nhà tư bản. Trên cơ sở của việc trao đổi hàng hóa, nhà tư bản và người công nhân đứng đối lập nhau, với tư cách là những cá nhân tự do, như những chủ hàng hóa độc lập – một bên là chủ của tiền và tư liệu sản xuất, còn bên kia là chủ của hàng hóa sức lao động.

    Cuộc cách mạng trong quan hệ pháp quyền giữa kẻ mua và người bán sức lao động đã làm mất đi tính chất thỏa thuận của ban giao kèo giữa những cá nhân tự do. Chính vì nhà tư bản đã bắt đầu mua cả những trẻ em chưa đến tuổi vị thành niên. Nếu như trước đây người công nhân chỉ bán sức lao động của bản thân, anh ta có thể tùy ý sử dụng sức lao động đó như tài sản riêng của một cá nhân, thì nay do tình trạng quẫn bách, anh ta bắt đầu trở thành kẻ buôn nô lệ, người bán con em mình.

    Cách nhà sáng lập của Chủ nghĩa xã hội cho rằng, khuynh hướng lôi cuốn trẻ em vào sản xuất trong nền công nghiệp hiện đại là khuynh hướng tiến bộ, lành mạnh, hợp quy luật. Vì lời ích giáo dục toàn diện thế hệ trẻ tất yếu phải kết hợp việc dạy dỗ với lao động sản xuất. Điều đó đã được các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đề cập đến. Hơn nữa, theo Marx, việc bố trí các đội quân lao động công nghiệp bao gồm người của cả hai giới ở những độ tuổi khác nhau chính là nguồn gốc của sự phát triển nhân đạo. Cuối cùng, việc đưa trẻ em và thanh niên vào hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để hình thành lớp công nhân mới của giai cấp vô sản, tạo điều kiện để rèn luyện, đào tạo họ trở thành những người lao động độc lập.

    Nhưng trong những điều kiện của chủ nghĩa tư bản thời điểm đó, việc xô đẩy trẻ em vào lĩnh vực sản xuất mang tính chất phiện diện, què quặt và phi nhân tính. Trẻ em đã bị bóc lột một cách không thương tiếc; theo cách diễn đạt của Marx, trong hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa thì “máu của trẻ em đã biến thành tư bản”. Chính trong bộ “Tư bản” của Marx và cuốn “Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh” của Engels đã khái quát hiện thực đương thời về lao động vất vả của trẻ em và những người công nhân trẻ. Phải làm việc trong những điều kiện tồi tệ nhất, sức khỏe và thể chất của người công nhân bị hủy hoại nghiêm trọng. Engels đã viết: “Thói hám lợi gớm ghiếc của giai cấp tư sản đã tạo nên một bộ sưu tập phong phú những bệnh hoạn. Phụ nữ mất khả năng sinh đẻ, đàn ông tàn tật, trẻ con sức yếu. Tất cả như đang chờ chết, tất cả chỉ để chất đầy túi tham cho giai cấp tư sản”.

Trẻ em lao động tại mỏ than.jpg 
Trẻ em lao động tại mỏ than vào thế kỷ XIX

    Hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa thế kỉ XIX đã hủy hoại thế hệ trẻ của giai cấp vô sản chẳng những về mặt thể xác và còn về mặt tinh thần. Marx và Engels đã phân tích một cách sâu sắc những nguyên nhân của hiện tượng đó. Cùng với sự phát triển của máy móc, tư liệu sản xuất đứng đối lập với người công nhân với tư cách tư bản như lao động quá khứ, bắt lao động sống phải phục tùng nó. Lao động bằng máy móc làm cho hoạt động của người công nhân trở nên đơn điệu, buồn tẻ, làm căng thẳng hệ thần kinh, làm mỏi mệt cơ bắp, làm tiêu biến đi mọi khả năng hoạt động tư do về thể chất và tinh thần của con người. Tất cả những cái đó làm cho người công nhân trở nên què quặt, trở thành vật phụ thuộc vào máy móc, làm mất đi ở họ khả năng lao động sáng tạo và làm cho con người bị tha hóa khỏi bản chất tinh thần của quá trình sản xuất.

Ths. Nguyễn Hữu Hùng
Chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn Đồng Nai

CÁC TIN KHÁC
PHÓNG SỰ ẢNH
Lượt truy cập :

Cơ quan chủ quản: Tỉnh Đoàn Đồng Nai
Địa chỉ: số 33, đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Website: doantncshcm.dongnai.gov.vn         Điện thoại: 02513.846.458        E-mail: vanphongtinhdoandn@gmail.com
® Ghi rõ nguồn " Tỉnh Đoàn Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

| Đăng nhập