NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2023) - MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN QUÝ MÃO! - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI THÁNG THANH NIÊN NĂM 2023. - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2023) - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI THI ĐUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP, ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH ĐỒNG NAI LẦN THỨ X VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2022 - 2027.
Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
LÀM THEO LỜI BÁC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam
Cập nhật 18/03/2021 16:14

​              Hơn ai hết, là nhà tổ chức thiên tài, Hồ Chí Minh sớm thấy vai trò quyết định của tổ chức và luôn phát huy uy lực của các tổ chức cách mạng. Từ tháng 7/1924, trong Luận cương về thanh niên thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Nhanh chóng hình thành các tổ chức thanh niên cách mạng và xây dựng Đoàn TNCS ở các nước thuộc địa”. Cụm từ “đoàn viên thanh niên cộng sản” được Người sử dụng sau đó vào tháng 2 năm 1925 trong báo cáo gửi cho Đoàn Chủ tịch Quốc tế cộng sản tại Moscow sau khi Người tuyên truyền, giác ngộ và kết nạp vào tổ chức Đoàn Thanh niên yêu nước Việt Nam tại Quảng Châu.

          Được sự chăm lo ân cần, trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc, cũng như sự quan tâm đặc biệt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ năm 1925 đến năm 1931, tổ chức Đoàn đã phát triển vượt bậc trong cả nước:

          Năm 1925 đến 1927: 8 đồng chí.

          Năm 1927 đến 1929: 25 đồng chí.

          Năm 1929 đến 1931: 942 đồng chí (theo thống kê của Nguyễn Ái Quốc trong thư của Người gửi Trung ương Đảng).

          Đến năm 1940, Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta luôn theo dõi và quan tâm lãnh đạo quá trình phát triển của tổ chức Đoàn, kịp thời uốn nắn những lệch lạc, thiếu sót, tạo điều kiện cho Đoàn không ngừng lớn mạnh.

          Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị tiến thới cao trào đấu tranh giành giải phóng dân tộc. Người đã trực tiếp sáng lập ra Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc.

          Vào tháng 8 năm 1945, ngoài vùng nông thôn rộng lớn, cơ sở Đoàn đã hiện diện ở các trung tâm chính trị, kinh tế của đất nước như Hà Nội, Huế, Sài Gòn,… với hơn 30.000 đoàn viên.

          Đến năm 1956, trong huấn thị tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, Bác Hồ dạy: “Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng để thực hiện những chủ trương và chính sách cách mạng”.

          Đến năm 1960, khái niệm này đã được Người phát triển rộng thêm trong huấn thị tại buổi lễ trọng thể kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng: “Đoàn Thanh niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức, giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.

          Tại buổi lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn (26/3/1966) Bác lại một lần nữa khẳng định: “Đoàn Thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dìu dắt các cháu nhi đồng”.

12.jpg

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tổ chức Đoàn và công tác thanh niên

          Từ đó có thể thấy, xuyên suốt quá trình Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo Đoàn Thanh niên, có thể thấy Người nhấn mạnh vai trò, chức năng của Đoàn Thanh niên là tổ chức giáo dục thế hệ trẻ, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam. Vai trò, chức năng này được thể hiện trong 5 nội dung cơ bản sau:

          1. Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về lý tưởng cách mạng. Cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi con người, nhất là đặt ra cho lớp trẻ nhiều câu hỏi phải được giải đáp như mục đích sống là gì? Lý tưởng đang phấn đấu là gì? Về điểm này, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần giáo dục cho thanh niên thấy được “… chúng ta không một phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”[1].

          2. Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về chí khí cách mạng. Đoàn Thanh niên cần phải giúp thanh niên Việt Nam tôi luyện ý chí, nghị lực, chí lớn, khí phách, khí tiết, khí dũng trong con người, phát huy chí khí của truyền thống dựng nước và giữ nước. Chí khí càng cao, càng mạnh thì mới có thể:

“Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

          3. Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về đạo đức cách mạng. Giáo dục đạo đức là một trong những vấn đề nền tảng, cốt yếu. Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đã chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức cách mạng ở đây chính là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

11.jpg

Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên Việt Nam

          4. Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ. Trình độ chính trị là nhu cầu tự thân của mọi công dân yêu nước, đặc biệt là đối với tuổi trẻ. Nâng cao trình độ chính trị là cơ sở để nắm bắt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong khi đó, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát huy được lý tưởng, chí khí, đạo đức cách mạng đã có. Nhằm giúp thực hiện được điều này, Đoàn Thanh niên cần cổ vũ, truyền động lực, tinh thần học tập cho thanh niên Việt Nam.

          5. Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên về tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại; nâng cao thể chất và nếp sống văn minh. Đoàn Thanh niên cần phải quán triệt tưởng của Hồ Chí Minh khi Người nhận định: càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin thì càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông; dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Về nâng cao thể chất, thể lực, đây là nguyện vọng và cũng là lợi ích chính đáng của tuổi trẻ. Các cơ sở Đoàn, Hội, Đội cần tích cực tìm tòi các hình thức hoạt động thể dục thể thao thích hợp phù hợp cho từng điều kiện, đối tượng, góp phần đạt được mục tiêu “… mỗi một người dân khỏe mạnh tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe… việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công…”[2]. Đồng thời với đó, Đoàn Thanh niên cần tuyên truyền, vận động thanh niên thực hiện nếp sống văn mình, muốn vậy, cần phải cổ vũ thanh niên chống lại “Tâm lý ham sung sướng, tránh khó nhọc, chống lười biếng, chống xa xỉ, chống kiêu ngạo khoe khoang, chống thói sinh hoạt ủy mị, vô kỷ luật”[3].

          Có thể thấy rằng, thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, là tổ chức giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam đã đặt ra cho Đoàn Thanh niên những nhiệm vụ, trọng trách hết sức nặng nề, cao cả. Vì vậy, để có thể hoàn thành được sự nghiệp này, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn thể các cấp bộ Đoàn, tinh thần, ý thức tự giác của mỗi đoàn viên, và đồng thời là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.

          Nguyễn Hữu Hùng

– Đoàn viên Chi đoàn Sở Nội vụ, Đoàn khối các cơ quan tỉnh Đồng Nai



[1] Hồ Chí Minh – Về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh Niên, HN, 1980, tr.375.

[2] Hồ Chí Minh – Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Báo Cứu quốc ngày 27/3/1946.

[3] Hồ Chí Minh – Về giáo dục thanh niên, Sđd, tr.132.

CÁC TIN KHÁC
PHÓNG SỰ ẢNH
Lượt truy cập :

Cơ quan chủ quản: Tỉnh Đoàn Đồng Nai
Địa chỉ: số 33, đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Website: doantncshcm.dongnai.gov.vn         Điện thoại: 02513.846.458        E-mail: vanphongtinhdoandn@gmail.com
® Ghi rõ nguồn " Tỉnh Đoàn Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

| Đăng nhập