Phân
loại rác thải tại nguồn là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất
để bước đầu giải bài toán bảo vệ môi trường. Với sự phát triển nhanh của xã hội
hiện nay, rác thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn
rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Phân
loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải.
Phân
loại chất thải tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu
chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho
việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...Ngoài
ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại…
cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có
thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt
môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn
trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu
dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân
thiện với môi trường.
Rác
thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều
quan niệm cái gì không xài được thì vứt bỏ. Tâm lý người dân cho rằng, việc
phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng
rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây
quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần
thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó
làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc
sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một
vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường
xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn
nước gây ra.
Thời
gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá - đô thị hóa, cuộc sống người dân ở
đô thị và nông thôn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng
đã có nhiều thay đổi tích cực, có thể kể đến như: đời sống sinh hoạt nâng lên,
nhiều thói quen tiêu dùng mới được hình thành đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là
lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng, gây khó khăn và áp lực rất lớn đối với
công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Trong bối cảnh
đó, phân loại rác tại nguồn được coi là một trong những giải pháp quan trọng để
giảm áp lực trong khâu thu gom, xử lý rác.
Thực
hiện Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai tham gia bảo vệ môi trường, ứng
phó biến đổi khí hậu”, thời gian qua,
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã triển khai đến đến các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở
đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đoàn viên,
thanh niên và Nhân dân về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phân loại
rác tại nguồn gắn với bảo vệ môi trường góp thông qua rất nhiều các phong trào,
hoạt động như: Tổ chức Hội nghị tập huấn về phân loại rác tại nguồn góp phần bảo
vệ môi trường, tổ chức các Mini Game trực tuyến tìm hiểu về phân loại rác tại
nguồn trên Fanapge “Tuổi trẻ Đồng Nai” do Tỉnh đoàn quản lý, chủ động lồng ghép
các hoạt động tuyên truyền về phân loại rác thông qua các Chương trình “Vì một
Việt Nam xanh”, “Ngày thứ 7 tình nguyện bảo vệ môi trường”, “Ngày Chủ
nhật xanh”, “Ngồi nhà thứ hai của rác thải”, “Bể thu gom bao bì, chai lọ
thuốc bảo vệ thực vật”…Các hoạt động triển khai đã trực tiếp giải quyết những
vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương và gắn với việc tuyên truyền vận động
đoàn viên, thanh niên, quần chúng Nhân dân thực hiện phân loại rác tại nguồn gắn
với hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và đô
thị văn minh.
Các hoạt động tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn gắn với bảo vệ môi trường,
ứng phó với biến đổi khí hậu như Hội nghị tập huấn,
Mini game trực tuyến thường
xuyên được Tỉnh đoàn, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức.
Từ
đầu năm 2024, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã triển khai mô hình dân vận khéo “Phân loại rác
phân loại chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế tại nguồn”. Với
phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, vận động từng người”, các huyện, thành
Đoàn đã chỉ đạo cơ sở Đoàn trực thuộc thành lập các tổ tuyên truyền tại từng ấp,
khu phố trên địa bàn, phối hợp với Chi hội Hội Phụ nữ địa phương tuyên truyền
cho đoàn viên, hội viên, thanh niên và người dân về việc phân loại chất thải rắn
có khả năng tái sử dụng, tái chế tại các hộ gia đình và và vận động người dân
đăng ký tham gia thực hiện mô hình Dân vận khéo. Qua bước đầu triển khai đã đạt
được một số kết quả tiêu biểu, cụ thể: Toàn tỉnh đã tổ chức 313 hoạt động tuyên
truyền đến 33.588 đoàn viên, thanh niên và người dân về nội dung, ý nghĩa của
việc thực hiện mô hình Dân vận khéo “Phân loại chất thải rắn có khả năng tái sử
dụng, tái chế tại nguồn”; tổ chức 293 hoạt động tập huấn, hướng dẫn thực hiện
Mô hình cho hơn 22.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Sau hơn 3 tháng triển
khai, 100% các huyện, thành Đoàn đã rà soát, triển khai các mô hình điểm đảm bảo
ít nhất từ 01 - 02 mô hình/địa phương; các cấp bộ Đoàn đã triển khai vận động
14.049 hộ đăng ký tham gia thực hiện Mô hình, qua đó đã thu gom được 11.075 kg
chất thải rắn và thu về 57.027.000 đồng. Thông qua nguồn doanh thu từ việc thu,
gom, tiêu thụ chất thải rắn thu được từ các hộ gia đình, cá nhân đăng ký tham
gia Mô hình, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức các hoạt động tham gia đảm bảo an sinh
xã hội tại địa phương, qua đó đã trao tặng 47 suất học bổng với tổng kinh phí
18,9 triệu đồng; trao tặng 55 phần quà đến gia đình chính sách, trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn với kinh phí 17,8 triệu đồng. Ngoài ra, các huyện, thành Đoàn
cũng tiếp tục triển khai, duy trì thực hiện các mô hình, cách làm hiệu quả góp
phần tham gia bảo vệ môi trường như : Mô hình cộng đồng hành động “Chống rác thải
nhựa”, “Đổi rác lấy cây”, “Đổi rác lấy quà”, “Nhà phân loại rác”….
Trong năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã trao tặng hơn 450 thùng rác hỗ trợ
phân loại rác tại nguồn tại
các chương trình vận động, tuyên truyền người dân
tham gia bảo vệ môi trường cho Tỉnh đoàn tổ chức.
Qua
thời gian triển khai, đã xuất hiện nhiều hơn những mô hình hay, cách làm hiệu
quả trong thu gom, phân loại rác tại nguồn từ các dự án, nhóm cộng đồng, câu lạc
bộ của người trẻ yêu môi trường. Các hoạt động của đoàn viên, thanh niên là
minh chứng cho thấy sự đoàn kết và hành động nhỏ mỗi ngày từ mỗi người có thể tạo
ra sự thay đổi lớn để giữ cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp và quan trọng hơn
nữa là để bảo vệ sức khoẻ của tất cả mọi người. Điều tích cực đem lại hiệu quả
cho công tác tuyên truyền là giới trẻ ngày càng quan tâm đến môi trường nhiều
hơn, thậm chí được coi là lực lượng đổi mới và hành động. Một nguyên nhân lớn
là bởi người trẻ và những thế hệ tương lai đang đứng trước nguy cơ phải đón nhận
những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, với nguồn nhiệt huyết và khả năng dồi dào, họ có cơ hội đưa ra những
quyết định và hành động nhằm định hình một tương lai bền vững và kiên cường hơn
Đoàn viên, thanh niên ngày càng có nhiều hơn những hoạt động tham gia thu gom,
phân loại rác góp phần
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu qua những
phần việc, hành động thiết thực, cụ thể.
Các
hoạt động được triển khai đã phần nào thay đổi nhận thức của đoàn viên, thanh
niên và Nhân dân: từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại đã chuyển sang
chủ động, tự tin tham gia tích cực vào các hoạt động phân loại rác tại nguồn
nói riêng và tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nói
chung. Tuổi trẻ Đồng Nai đang dần trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến
chống rác thải nhựa, làm sạch dòng sông, khe suối ô nhiễm, thúc đẩy các sáng kiến
về phân loại chất thải rắn, phân loại rác thải, góp phần giáo dục hình thành ý
thức xã hội, thái độ và hành vi thân thiện với môi trường.
Minh Trí – Ban Phong trào