Tin tức - bài viết: ​Vai trò thanh niên Đồng Nai trong kháng chiến chống Mỹ và hướng Đông Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay​

Title: ​Vai trò thanh niên Đồng Nai trong kháng chiến chống Mỹ và hướng Đông Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay​
Loại tin: PHÁP LUẬT
Loại tin(ID): 4
Đoạn tin ngắn: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), lực lượng đoàn viên thanh niên cả nước nói chung, tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai) nói riêng có sự đóng góp tích cực, anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước như Bác Hồ kính yêu đã răn dạy thanh niên: “Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước”
Nội dung:
 




 

Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), lực lượng đoàn viên thanh niên
cả nước nói chung, tỉnh Biên Hòa (nay là Đồng Nai) nói riêng có sự đóng góp
tích cực, anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước như Bác Hồ
kính yêu đã răn dạy thanh niên: “Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người
ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước”[1]. Trong
đó, tiêu biểu là phong trào 5 xung phong[2] với
các mục tiêu cụ thể: Tòng quân, đi thanh niên xung phong, tiêu diệt thật nhiều
sinh lực địch, đấu tranh chính trị và binh vận…góp phần đánh bại liên tiếp các
chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử năm 1975 ở hướng Đông Nam, trên địa bàn huyện Long Thành, Nhơn Trạch,
thanh niên Đồng Nai luôn tích cực chiến đấu, phục vụ hậu cần tác chiến, dũng cảm
hy sinh… góp phần giải phóng quê hương Biên Hòa - Đồng Nai.

 

Để
có được sự đóng góp trong chiến thắng ở hướng Đông Nam của chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, thanh niên Đồng Nai đã trải qua quá trình rèn luyện gian khổ, hy
sinh trong chiến đấu suốt thời gian dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong
phục vụ chiến đấu, thanh niên xung phong luôn nhạy bén, năng động, quả cảm với
tình huống “định vượt qua sông La Ngà đưa 60 thương binh thoát khỏi khu vực địch
đang càn quét, lại không tìm đâu ra phương tiện, trong khi dòng sông đang mùa
lũ, nước chảy như thác đổ, các đội viên thanh niên xung phong: Trân, Phước,
Hoàng… có sáng kiến, dùng dây võng nối lại vượt qua bờ bên kia căng dây để đồng
đội bám theo đưa từng thương binh qua sông. Do địa hình trống trải, máy bay
trinh sát của địch phát hiện gọi pháo bắn vào đội hình làm 2 đội viên thanh
niên xung phong hy sinh. Nhưng không để thương binh bị thương lần thứ hai, các
đội viên thanh niên xung phong vẫn kiên cường bơi qua bơi lại như con thoi, dầm
mình dưới nước suốt 3 tiếng đồng hồ để đưa hết thương binh qua sông[3]. Để
tăng cường sức mạnh của thanh niên xung tỉnh Biên Hòa, Đội Thanh niên xung
phong giải phóng “Biên Hòa anh dũng I” sáp nhập với Đội “Bình Giã chiến thắng”
thành lực lương thanh niên xung phóng giải phóng tập trung của Miền. Do đó, tỉnh
Biên Hòa thành lập Đội thanh niên xung phong “Biên Hòa anh dũng II”, phục vụ tại
địa phương, chủ yếu làm nhiệm vụ chuyển tải hàng hóa, súng đạn tại các cửa khẩu[4].



Thanh niên tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước


 

Trong
chiến đấu chống chiến tranh cục bộ (1965-1968), phong trào thanh niên xung
phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch phát triển mạnh mẽ trên địa bàn toàn tỉnh với
khẩu hiệu “tìm mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Với sức mạnh quân sự Mỹ, được sự
chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, thanh niên các địa phương toàn tỉnh đẩy
mạnh phong trào xây dựng ô, ụ chiến đấu, nhất là các xã dọc tỉnh lộ 17, 19 như
Phước An, Phú Hội (huyện Nhơn Trạch). Vì vậy, địch tăng cường càng quét, bố ráp
lực lượng thanh niên xung, du kích địa phương. Lực lượng du kích địa phương có
7 thành viên đều là đoàn viên, thanh niên nhưng đã mưu trí, kiên cường bám trụ
chiến đấu, đánh bật nhiều đợt tiến công của địch, diệt làm bị thương 32 tên[5]. Nhiều
cuộc chiến đấu đã diễn ra hết sức ác liệt xung quanh các ô, ụ chiến đấu. Thanh
niên du kích các địa phương phối hợp cùng các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện thường
xuyên bám ô, ụ chiến đấu, bẻ gãy nhiều trận càn cấp đại đội, tiểu đoàn của địch,
kể cả những cuộc hành quân của quân Mỹ, có sự yểm trợ của hỏa lực mạnh. Trên địa
bàn huyện Nhơn Trạch, nhiều tấm gương thanh niên đã anh dũng hy sinh như “đoàn
viên Nguyễn Văn Minh chỉ huy đội du kích bình tĩnh cùng các đội viên thoăn thoắt
nhặt từng quả lựu đạn ném trở lại vào đội hình địch đang áp sát, gây cho chúng
nhiều thương vong. Để bảo toàn tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Minh đã nhanh
chóng nằm đè lên quả lựu đạn. Lựu đạn nổ. Minh hy sinh, nhưng trận địa được giữ
vững, 112 tên địch có 2 cố Mỹ bị tiêu diệt. Nguyễn Văn Minh được Huyện ủy truy
tặng danh hiệu đảng viên chính thức của Đảng nhân dân cách mạng[6].

 

Năm
1967, chiến tranh cục bộ diễn ra ngày một ác liệt trên địa bàn toàn tỉnh nói
chung, ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch nói riêng. Trước hành động của lính
đánh thuê Thái Lan ngày càng tàn bạo, dã man, tiến hành càng quét, bắn giết bao
người dân vô tội nên Huyện ủy Nhơn Trạch quyết định thành lập “Đội vành đai diệt
Thái” gồm 28 chiến sĩ, phần lớn là đoàn viên, thanh niên, có nhiệm vụ bám sát,
theo dõi, bắn tỉa và đánh chặn kịp thời các hành động càn quét của địch. Phong
trào đánh diệt lính đánh thuê Thái Lan diễn ra hết sức sôi nổi ở hầu khắp các địa
phương[7].
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đoàn viên thanh
niên trong các đơn vị tham chiến đều đồng loạt nổ súng tiến công các mục tiêu
đã xác định như sân bay Biên Hòa, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy, Bộ Tư lệnh dã
chiến 2 Mỹ, Khu kho đồi 53 Long Bình, trên sông Lòng Tàu, Bộ Tư lệnh hải quân
ngụy, chi khu Thủ Đức, chi khu Nhơn Trạch, kho bom Thành Tuy Hạ… gây cho địch
nhiều tổn thất nặng nề. Trong đó, đoàn viên, thanh niên Đoàn 10 đặc công Rừng
Sác hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm đánh chìm nhiều tàu địch, làm chủ
sông Lòng Tàu, ngăn chặn việc tiếp tế vũ khí, xăng dầu của địch, trong đó có
tàu trọng tải 10 ngàn tấn, bắn rơi ba máy bay, bắn cháy tám xe cơ giới… Nhiều
đoàn viên, thanh niên khi nhận nhiệm vụ đi đánh tàu địch đều xác định có thể sẽ
phải hy sinh, nhưng tất cả đều sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tiêu biểu là đoàn viên, tổ trưởng Trịnh Xuân Ban, luôn mưu trí và sáng tạo, đã
ra trận là đánh thắng. Anh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân[8].

 

Cuộc
chiến đấu chống chiến tranh Việt Nam hóa (1969-1973), hầu hết đoàn viên, thanh
niên tỉnh Biên Hòa luôn nêu cao ý chí “một tấc không đi, một ly không rời”.
Trên hướng Rừng Sác và Phân khu 4, địch bao vây quân ta cả trên bộ và sông, nhiều
chiến sĩ đi tải gạo lọt vào ổ phục kích của giặc bị thương, hy sinh… Cuộc chiến
đấu chống phá kế hoạch bình định của địch, phát triển phong trào làm chủ xã, ấp
trở thành một thử thách không chỉ đối với cán bộ, đảng viên, mà còn cả đoàn
viên thanh niên bám sát cơ sở. Hầu hết các đơn vị vũ trang tập trung không ngừng
bám dân, xây dựng cơ sở để đứng chân. Riêng Đoàn 10 đặc công Rừng Sác đến cuối
năm 1970 đã xây dựng được 200 cơ sở ở Phước Khánh, Phước Lý, bước đầu tạo được
cơ sở hậu cần và làm nhiệm vụ trinh sát cho Đoàn. Nhờ đó, trong các chiến dịch
đoàn viên và thanh niên Đoàn 10 đã góp phần đánh thắng địch 57 trận, bắn chìm
50 tàu các loại, trong đó có tàu trọng tải 23 ngàn tấn trên sông Lòng Tàu. Đoàn
viên, thanh niên bộ đội đặc công U1, Đoàn 274 ĐKB đã cùng đơn vị nhiều lần tập
kích, pháo kích vào sân bay Biên Hòa, Tổng kho Long Bình, căn cứ Nước Trong…
phá hủy hàng chục lô cốt, nhiều dãy nhà lính, bắn cháy 4 kho dầu với 12 triệu
lít xăng và 5 tàu chở dầu với trọng tải 58 ngàn tấn[9].

 

Năm
1972, thực hiện Chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam, giải thể các phân khu, lập
lại tỉnh Bà Rịa - Long Khánh và tỉnh Biên Hòa. Theo đó, tỉnh Biên Hòa thời kỳ
này có các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Tân
Uyên, Dĩ An (năm 1973, Tân Uyên, Dĩ An trở về Thủ Dầu Một), huyện Cao su Bình
Sơn và thị xã Biên Hòa. Theo đó, đồng chí Út Đoàn, tỉnh ủy viên, được giao nhiệm
vụ Bí thư Tỉnh Đoàn, tổ chức đoàn cơ sở được sắp xếp lại, có 14 Chi Đoàn mật[10],
89 đoàn viên lẻ, 31 hội viên Hội Thanh niên Giải phóng, 25 hội viên Hội Học
sinh Giải phóng, huyện Long Thành có 6 Chi Đoàn mật với 20 đoàn viên và 34 đoàn
viên lẻ, huyện Nhơn Trạch có 5 Chi Đoàn mật với 19 đoàn viên và 27 đoàn viên lẻ,
huyện Vĩnh Cửu có 2 Chi Đoàn với 8 hội viên và 11 hội viên lẻ, xã Bình Sơn có 1
chi đoàn với 3 đoàn viên và 6 đoàn viên lẻ, thị xã Biên Hòa có 11 đoàn viên lẻ[11].
Qua số liệu này, hai địa phương Long Thành và Nhơn Trạch có số lượng đoàn viên
thanh niên cao nhất tỉnh Biên Hòa với 11/14 Chi Đoàn mật (tỷ lệ 79%), 61/89
đoàn viên lẻ (tỷ lệ 69%). Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn lộ[12]
toàn tỉnh có 88 đoàn viên; trong đó, huyện Nhơn Trạch có 37 đoàn viên, Vĩnh Cửu
có 7 đoàn viên, Bình Sơn 3 đoàn viên, Long Thành có 14 đoàn viên, Biên Hòa có
27 đoàn viên[13].
Hai địa phương Long Thành và Nhơn Trạch có số lượng đoàn viên hoạt động công
khai, hợp pháp trong lòng địch, nhất là ở các đô thị nhiều nhất tỉnh với 51/88
đoàn viên (tỷ lệ 58%) đã có rất nhiều đóng góp về công tác tuyên truyền vận động
thanh niên, người dân ở các đô thị đi theo và đóng góp cho cách mạng.

 

Sau
Hiệp định Pari năm 1973, quân Mỹ lần lượt rút khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng chúng
tiếp tục hậu thuẫn chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định bằng nhiều thủ đoạn,
phương thức khác nhau như tổ chức hoạt động quân sự tràn ngập lãnh thổ, lấn chiếm
vùng giải phóng do cách mạng kiểm soát… Vì vậy, lực lượng đoàn viên thanh niên
tiếp tục có nhiều đóng góp và huy sinh, “nhiều cán bộ Đoàn được bố trí xuống tận
cơ sở để bám dân. Riêng Tỉnh Đoàn đã bố trí 50 cán bộ, trong đó có cả cán bộ
Đoàn Thanh niên xuống hai huyện điểm Long Thành và Nhơn Trạch phối hợp cùng lực
lượng vũ trang huyện và Tiểu đoàn 240 của tỉnh xây dựng các cơ sở”[14]. Bước
vào mùa khô 1974-1975, cục diện chiến trường miền Nam đã thay đổi có lợi cho
ta. Đến tháng 10/1974, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định:
Quyết tâm của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ở cả 2 miền mở cuộc Tổng tiến công - nổi dậy cuối cùng đưa chiến tranh
cách mạng phát triển đến mức cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy,
đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch cũng như tất cả các thành thị
khác, đánh đổ ngụy quyền trung ương và các cấp, giành toàn bộ chính quyền về
tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân trong cả nước tiến tới thống nhất nước nhà[15].
Do đó, ngày 20/10/1974, Tỉnh ủy Biên Hòa đã mở Hội nghị Ban chấp hành để đánh
giá tình hình, đề ra kế hoạch mùa khô 1974-1975. Tỉnh ủy đề ra phương hướng phấn
đấu trong mùa khô 1974-1975 là kết hợp ba mũi chính trị, vũ trang, binh vận tại
xã, ấp, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện liên tục tiến công địch; đẩy mạnh phát động
tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị, binh vận tập trung đánh phá bình định của
địch, mở vùng làm chủ rộng lớn với mục tiêu cụ thể là: Chuyển hầu hết ấp, xã
vùng tranh chấp lên thế tranh chấp mạnh và giải phóng, chuyển vùng địch kiểm
soát, vùng di cư, di dân, vùng thị trấn lên tranh chấp nhiều mức, xóa xã ấp trắng,
khu trắng; xây dựng cơ sở Đảng, Đoàn và các đoàn thể quần chúng mạnh. Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh xác định trong năm 1975 là: Quyết tâm giành thắng lợi lớn
trên cơ sở tự lực tự cường của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh, lực
lượng vũ trang tiêu diệt gọn một số đồn bót, đơn vị bảo an, dân vệ và bộ máy kềm
kẹp (phân chi khu, xã, ấp) tạo ra thế và lực mới làm thay đổi một bước tương
quan địch - ta; lãnh đạo quần chúng liên tục đấu tranh đánh đổ chính quyền phản
cách mạng của địch ở ấp xã, bao vây tiêu diệt và bức hàng đồn bót ở vùng tranh
chấp, cắt giao thông lộ 1, 15, 17, 19 và sông Lòng Tàu theo yêu cầu của trên…[16].
Vì vậy, ngày này qua ngày khác, hàng chục đoàn viên, thanh niên dùng xe thồ tải
hàng từ Bắc sông Đồng Nai qua Cây Gáo về Bàu Hàm, vượt quốc lộ 1 về Hưng Nghĩa;
từ tỉnh lộ 10 Bình Sơn xuống Phước Thái qua quốc lộ 15 về Nhơn Trạch, đảm bảo
cung ứng kịp thời lương thực cho hàng ngàn bộ đội đang chiến đấu tại mặt trận.
Tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, ngoài phong trào tiến công và nổi dậy ở địa
phương, góp phần giải phóng nhiều vùng rộng lớn, đông đảo đoàn viên và thanh
niên đã hăng hái sử sụng hàng trăm ghe máy, đưa bộ đội vượt qua sông Cát Lái
phát triển cuộc tiến công. Nhiều đoàn viên thanh niên các cơ quan cũng xung
phong ra tuyến trước phục vụ, chuyển tải hàng hóa, khiêng cáng thương. Đoàn
viên và thanh niên trong ngành an ninh với phương châm “ngày làm việc cho cả
tháng, tháng làm hết công việc cho cả năm”, một mặt bám sát phối hợp với các lực
lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tổ chức bao vây, tiêu diệt các cụm cứ
điểm của địch, một mặt đi sâu phát hiện những tàn binh địch từ các nơi khác
tràn về cải trang trà trộn trong dân[17].

 

Ngày
26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Biên Hòa theo hướng Đông
Nam ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch bắt đầu khởi sự. Theo bố trí mục tiêu và lực
lượng tác chiến: Quân đoàn 2 gồm các Sư đoàn 304 đánh chiếm ngã ba Thái Lan,
khu căn cứ Nước Trong, Long Bình, vượt xa lộ tiến về Sài Gòn. Sư đoàn 325 tiến
công vào các mục tiêu chi khu Long Thành, chi khu Nhơn Trạch và yếu khu kho đạn
Thành Tuy Hạ. Hướng phát triển của Sư đoàn 325 vượt phà Cát Lái tiến về Sài Gòn[18]. Để
chuẩn bị nhân lực hỗ trợ, phục vụ chiến đấu, vận chuyển lương thực, thực phẩm,
quân trang, quân dụng, khiêng cáng thương, ổn định hậu cần sau giải phóng ở huyện
Long Thành và Nhơn Trạch, lực lượng Đoàn Thanh niên tỉnh Biên Hòa nói chung, ở
địa phương nói riêng giữ vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở được xây dựng từ
trước, bám sâu địa bàn, thông thạo giao thông, địa hình, dũng cảm, gan dạ,
không sợ hiểm nguy, hy sinh, Đoàn Thanh niên toàn tỉnh Biên Hòa nói chung, huyện
Long Thành, Nhơn Trạch nói riêng dốc toàn lực phối hợp, hỗ trợ lực lượng chủ lực
Quân đoàn 2, bộ đội địa phương trong chiến dịch Hồ Chí Minh ở hướng Đông Nam. Lực
lượng Đoàn Thanh niên giữ vai trò chủ công vận chuyển lương thực, thực phẩm cho
1.000 bộ đội ăn, chuẩn bị tấn công địch, số lương thực đã được dự trữ 128 tấn,
vượt mức giao 28 tấn[19]. Bên
cạnh đó, lực lượng Đoàn Thanh niên thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng của chiến
dịch hướng Đông Nam là khẩn trương “bảo vệ cầu, địa phương làm nhiệm vụ đưa đường
để bộ đội của trên về đánh địch”[20].
Trên địa bàn xã Bình Sơn, Đoàn thanh niên phối hợp “lực lượng 207 cùng du kích
nổ súng tấn công đồn Nhà Máy”[21] tạo
điều kiện để quân chủ lực của ta tiến thẳng về Long Thành, Nhơn Trạch theo kế
hoạch đã xác định. Đoàn viên thanh niên phối hợp du kích các xã Phước Nguyên,
An Lợi, Tam An, Long Đức đồng loạt nổ súng tiến công địch. Đội du kích xã Phước
Nguyên với sự hỗ trợ rất tích cực của đoàn viên thanh niên đã tiêu diệt 3 tên địch,
gọi hàng 21 tên, thu 85 súng các loại. Phước Nguyên là xã đầu tiên của huyện
Long Thành được giải phóng ngày 26/4/1975. Đồng thời, đại đội 27 cùng du kích
xã Long An gọi hàng hai trung đội nghĩa quân, thu toàn bộ súng, giải phóng hoàn
toàn xã. Du kích xã Long Phước được sự giúp đỡ của Trung đoàn 4 nổ súng tiêu diệt
đồn Hàng Dương, phá chốt quân sự ở ngã ba Nhà Mát, chốt địch ấp Đất Mới, giải
phóng hoàn toàn xã. Ngày 27/4/1975, đoàn thanh niên phối hợp du kích địa phương
các xã Long Tân, Tam Phước, An Hòa, Long Hưng đồng loạt nổ súng tấn công địch,
giải phóng xã. Ngày 28/4/1975, du kích xã Phước Thái kết hợp với lực lượng của
Đại đội 27 kêu gọi địch ra hàng. Các đồn địch trên địa bàn xã Phước Thái lần lượt
ra hàng, địa phương hoàn toàn giải phóng[22].

 

Trên
địa bàn huyện Nhơn Trạch, lực lượng đoàn viên thanh niên hỗ trợ đắc lực, phục vụ
chiến đấu cho Sư đoàn 325 chủ lực của Quân đoàn 2, các đơn vị vũ trang của tỉnh,
huyện. Trong đó, huyện Nhơn Trạch “tạo điều kiện thuận lợi cho Sư đoàn 325 phát
triển tiêu diệt địch dọc lộ 17, đánh chiếm quận lỵ Nhơn Trạch, khu kho Thành
Tuy Hạ, vượt sông Đồng Nai (đoạn Cát Lái) phát triển về Sài Gòn. Sáng ngày
27/4/1975, Trung đoàn 101 Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 tiến về chi khu Nhơn Trạch.
Đoàn thanh niên Nhơn Trạch đã phối hợp D240 tiêu diệt lính dân vệ ven lộ 17,
chiếm giữ cầu Phước Thiền, phối hợp xe tăng của bộ đội chủ lực khóa nòng pháo
105 ly ở Bến Sắn cùng du kích bao vây bức hàng, bức rút các đồn bót dân vệ, bảo
an ở Phú Hội, Long Tân, dọn đường cho Trung đoàn 101 Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 hướng
về chi khu Nhơn Trạch. Trong khi đó, Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 theo
lộ 19 tiến về Phước Lai qua Phước An bao vây tấn công khu kho Thành Tuy Hạ hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Tại chi khu Nhơn Trạch được sự chỉ đường, hỗ trợ
chiến đấu của Đoàn Thanh niên địa phương, Sư đoàn 325 tập trung xe tăng, bộ
binh tấn công dồn dập, Trung đoàn 101 đã đánh chiếm chi khu. Đồng thời, Đoàn
Thanh niên các xã phối hợp lực lượng du kích địa phương thực hiện ba mũi giáp
công chính trị, quân sự, binh vận tại ấp, xã bao vây bức rút, bức hàng số đồn
bót địch còn lại, theo phương châm “ấp giải phóng ấp, xã giải phóng xã” bằng lực
lượng tại chỗ là chủ yếu, Nhơn Trạch hoàn toàn giải phóng ngày 28/4/1975. Chiều
ngày 29/4/1975, lực lượng đoàn viên thanh niên huyện Nhơn Trạch đã hỗ trợ đắc lực,
đưa hai tiểu đội trinh sát của Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 đến phà Cát Lái. Hàng
trăm xuồng ghe ém sẵn ở mé sông đưa Sư đoàn 325 vượt sông Đồng Nai tiến về Sài
Gòn[23]
thọc sâu tiến công vào nội ô Sài Gòn phối hợp các mũi chủ lực tấn công
Bộ Tư lệnh Hải quân, Cảng Hải quân và Thương cảng, Dinh Độc Lập và hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày
30/4/1975.



Thanh niên tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước


 

Tuy
nhiên, trước giờ phút hát khúc khải hoàn thắng lợi trên quê hương Long Thành,
Nhơn Trạch ở hướng Đông Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhiều Đoàn
viên thanh niên tỉnh Biên Hòa nói chung, huyện Long Thành, Nhơn Trạch nói riêng
hy sinh, máu của các anh đã tô thắm trên quê hương giải phóng. Trên địa bàn
huyện Nhơn Trạch, nhiều đoàn viên thanh niên hy sinh, trong đó đồng chí Mai Văn
Rỗ dẫn một trung đội về khu tải đạn, lọt vào ổ phục kích địch, tất cả đều hy
sinh và mất xác, tại kho Thành Tuy Hạ, một số tàn quân vẫn ngoan cố, đã dùng
pháo bắn ra ngoài làm chết nhiều người; trong đó, có đoàn viên thanh niên; ở xã
Vĩnh Thanh, một nhóm 4 tên ngoan cố chống trả, tìm cách mở đường để ra tàu quân
cảng gây thương vong cho nhiều chiến sĩ ở địa phương và Quân đoàn 2[24]. Trên
địa bàn huyện Long Thành, tối ngày 26/4/1975, đoàn viên thanh niên hỗ trợ bộ
đội chủ lực Sư đoàn 325 bao vây, tấn công thị trấn Long Thành, địch ở đây điên
cuồng chống trả, đến 22 giờ 30 phút cùng ngày, một xe tăng của ta bị địch bắn
cháy ở cổng dinh quận lỵ, 5 chiến sĩ của ta anh dũng hy sinh, một xe tăng khác
của ta bị bốc cháy[25]
để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với đồng đội và người dân Long Thành.   

 

Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), nhất là hướng Đông Nam ở huyện
Long Thành, Nhơn Trạch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 có sự đóng
góp mưu trí, linh hoạt, sáng tạo, hy sinh anh dũng của nhiều Đoàn viên Thanh
niên toàn tỉnh Biên Hòa nói chung, ở địa phương nói riêng. Sự đóng góp nhân
lực, hy sinh của lớp lớp đoàn viên thanh niên tỉnh Biên Hòa, huyện Long Thành
và Nhơn Trạch đã góp phần làm nên chiến thắng của Quân đoàn 2, lực lượng quân
sự huyện, tỉnh ở hướng Đông Nam, tạo điều kiện để đại quân ta tiến về Sài Gòn “ta
quét sạch giặc thù, tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô”. Tuổi trẻ tỉnh Đồng
Nai nói chung, huyện Long Thành và Nhơn Trạch nói riêng mãi mãi nhớ ơn sự hy
sinh xương máu của các anh đoàn viên thanh niên trong cuộc chiến đấu bảo vệ
thành quả nền độc lập dân tộc trong 21 cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975).

 

2. Ý
nghĩa giáo
dục truyền thống cách mạng đối với thế hệ trẻ


 

Trước khi về thế giới người hiền cùng C.Mác,
Lênin, Bác Hồ kính yêu đã dặn dò Đảng ta trong Di chúc thiên liêng của Người:
“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức
cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ
nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và rất cần thiết”[26].
Vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 góp phần bồi dưỡng ý
thức chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước
hoàn thiện nhân cách của đoàn viên thanh niên nước ta nói chung, tỉnh Đồng Nai
nói riêng. Có thể nói, những gian khó, hy sinh, mất mát của đoàn viên thanh
niên trong chiến dịch Hồ Chí Minh ở hướng Đông Nam năm 1975 trên địa bàn huyện
Long Thành và Nhơn Trạch trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa
Anh hùng cách mạng, là “lửa
thử vàng, gian nan thử thức” của tuổi trẻ Đồng Nai, của triết lý mà Bác Hồ kính yêu đã đúc rút: “Gạo đem vào giã bao đau đớn

 

                              Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

 

                              Sống ở
trên đời người cũng vậy

 

                              Gian nan rèn luyện mới thành công”.

 

Do đó, sự đóng góp, hy sinh của đoàn viên
thanh niên huyện Long Thành, Nhơn Trạch nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung
trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 ở hướng Đông Nam trở thành một
trong những tư liệu quý báu, có giá trị thực tiễn sinh động góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng đối với đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên ở địa phương
và trên địa bàn toàn tỉnh. Việc giáo dục truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; truyền
thống đấu tranh cách mạng từ khi Đảng ra đời, các chặng đường phát triển và
thành tựu của cách mạng Việt Nam nói chung, ở Đồng
Nai nói
riêng do Đảng lãnh đạo có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Từ
đó, khẳng định đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng; sự kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của quốc gia dân tộc, của tỉnh Đồng Nai năng động, sáng tạo,
không ngừng đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.  



Thanh niên tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước



 

Tóm lại, chiến
dịch Hồ Chí Minh năm 1975 ở hướng Đông Nam do Quân đoàn 2 chủ công cùng lực lượng
vũ trang của tỉnh, địa phương, các bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung
và huyện Long Thành, Nhơn Trạch nói riêng đã góp phần giành thắng lợi trọn vẹn, đạt được mục tiêu đề ra của Quân ủy
Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Đông, Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ
Chí Minh, Tỉnh ủy Biên Hòa. Trong đó, sự đóng góp của tuổi trẻ Đồng Nai là
không nhỏ. Đông đảo đoàn viên, thanh niên được tổ chức Đoàn và tổ chức Hội động
viên, khuyến khích hăng hái tham gia công việc của kháng chiến; nhiều đoàn
viên, thanh niên đã luôn tỏ ra kiên định lập trường tư tưởng cách mạng, vững
vàng trước mọi thử thách cám dỗ để khi có thời cơ đã làm nội ứng hoặc tác động để
làm chuyển biến hàng ngũ địch góp phần làm nên chiến thắng ở hướng Đông Nam
trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, non sông nối liền một dãy như
Bác Hồ kính yêu hằng mong ước: “Nước Việt Nam ta là một, dân tộc Việt Nam ta là một. Dù cho sông cạn đá
mòn, nhân dân Nam-Bắc là con một nhà”[27].

 

Sự cống hiến,
hy sinh của đoàn viên, thanh niên trong chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975 ở
hướng Đông Nam trên địa bàn huyện Long Thành, Nhơn Trạch mãi mãi là tấm gương
sáng ngời lý tưởng cách mạng, hoài bảo của tuổi trẻ Đồng Nai, là bài học vô giá
giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước đối với thế hệ trẻ như Bác
Hồ kính yêu đánh giá: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh
niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh
thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”[28] đối với sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa tỉnh Đồng Nai trong thế kỷ XXI.  

 

ThS. Nguyễn Cao Cường – Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai


 


 

 
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.    
Hồ
Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, tập
14, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia.

 

2.     Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh (2000), Lịch sử Đảng
bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai 1930-1995
, Nxb Tổng hợp Đồng Nai

 

3.    
Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh tỉnh Đồng Nai (2003), Lịch sử Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh và phong trào Thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930-2000
, Nxb tổng
hợp Đồng Nai.

 

4.    
Đảng
bộ huyện Nhơn Trạch (2015), Lịch sử Đảng
bộ huyện Nhơn Trạch (1930-2015)
, Nxb Đồng Nai.

 

5.    
Đảng
bộ huyện Long Thành (2015), Lịch sử Đảng
bộ huyện Long Thành (1930-2015)
, Nxb Đồng Nai.

 

 
 

[1] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập
5, Nxb Chính trị quốc gia, tr.216

 

[2] Thứ nhất, xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch. Thứ hai, xung phong tòng quân và tham
gia du kích chiến tranh. Thứ ba, xung
phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến. Thứ tư, xung phong đấu tranh chính trị
và chống bắt lính. Thứ năm, xung
phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.  


 

[3] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
và phong trào Thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930-2000
, Nxb tổng hợp Đồng Nai,
tr.190

 

[4] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.190

 

[5] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.192

 

[6] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.193

 

[7] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.206

 

 [8] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.211

 

[9] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.226

 

[10] Chi Đoàn mật là chi đoàn hoạt động
hoàn toàn bí mật, không hoạt động công khai. Bên cạnh, Chi Đoàn mật, còn có Chi
Đoàn lộ, tức là Chi Đoàn hoạt động công khai ở các đô thị, trong lòng địch.

 

[11] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.235, 236

 

[12] Đoàn lộ là tổ chức Đoàn hoạt động
công khai trong lòng địch, nhất là ở các đô thị

 

[13]
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
Đồng Nai (2003), Sđd, tr.236

 

[14] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.248

 

[15] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
(2000), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam tỉnh Đồng Nai 1930-1995
, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, tr.377, 378

 

[16] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
(2000), Sđd, tr.397, 398

 

[17] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai (2003), Sđd, tr.263, 264

 

[18] Đảng bộ huyện Nhơn Trạch (2015),
Lịch sử Đảng bộ huyện Nhơn Trạch
(1930-2015)
, Nxb Đồng Nai, tr.275

 

[19] Đảng bộ  huyện Long Thành (2015), Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành (1930-2015), Nxb Đồng Nai, tr.387,
388

 

[20] Đảng bộ  huyện Long Thành (2015), Sđd, tr.388

 

[21] Đảng bộ  huyện Long Thành (2015), Sđd, tr.388

 

[22] Đảng bộ  huyện Long Thành (2015), Sđd, tr.390-392

 

[23] Đảng bộ huyện Nhơn Trạch (2015),
Sđd, tr.276, 277

 

[24] Đảng bộ huyện Nhơn Trạch (2015),
Sđd, tr.277, 278

 

[25] Đảng bộ  huyện Long Thành (2015), Sđd, tr.389

 

[26]
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự Thật, tr.622

 

[27] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc
gia, tr.12

 

[28] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia,
tr.216

 

Hình minh họa:
Tin nổi bật: Yes
Approval Status: Approved

Created at 4/28/2021 10:57 AM by DONGNAI\chibh.td
Last modified at 4/28/2021 10:57 AM by DONGNAI\chibh.td
 
Go back to list
Home(Home)