NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2023) - MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN QUÝ MÃO! - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI THÁNG THANH NIÊN NĂM 2023. - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 - 26/3/2023) - TUỔI TRẺ ĐỒNG NAI THI ĐUA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP, ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH ĐỒNG NAI LẦN THỨ X VÀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2022 - 2027.
Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
BÚT XANH
​ĐÀM PHÁN TPP KẾT THÚC THÀNH CÔNG
Cập nhật 09/10/2015 15:11

​     "Chúng tôi, Bộ trưởng Thương mại Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam vui mừng thông báo đã đàm phán thành công Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)", Đại diện Thương mại Mỹ tuyên bố.

Sau hơn 5 năm đàm phán với vô số những bất đồng và trở ngại, Hội nghị Bộ trưởng thương mại đàm phán về Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại thành phố Atlanta (Mỹ) đã kết thúc thành công vào tối ngày 05/10/2015 qua 5 ngày đàm phán liên tục. Đây được coi là bước ngoặt lịch sử của 12 quốc gia tham gia Hiệp định này.

hhfdfhkfhfghfd.png
Đại diện Thương mại Mỹ nhận định TPP sẽ giúp thúc đẩy việc làm, tăng trưởng bền vững và tiến bộ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Bộ trưởng Thương mại Mỹ đánh giá cao những đóng góp của đoàn đàm phán Việt Nam “Chúng tôi đã làm việc sát cánh và rất hiệu quả với các nhà đàm phán của Việt Nam để xử lý nhiều vấn đề khó khăn, không chỉ ở đàm phán song phương mà cả đa phương để có thể cùng nhau đặt ra những tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP”

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định “Tôi tin rằng, 11 thành viên của TPP cũng đã đánh giá rất cao thái độ xây dựng, tinh thần trách nhiệm cũng như quan điểm tiếp cận và xử lý các vấn đề một cách hài hòa, phù hợp của Việt Nam trong suốt thời gian đàm phán hơn 5 năm qua”


dấdsakjhdsa.png
 Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta (Mỹ)

Sau tuyên bố lịch sử này, các nhà đàm phán của 12 quốc gia vẫn còn phải tiếp tục hoàn tất các chi tiết, thủ tục khác để hoàn thiện văn bản cuối cùng của TPP, văn bản hoàn chỉnh này sau đó sẽ được đệ trình lên quốc hội các nước để phê chuẩn. Mặc dù việc phê chuẩn của quốc hội 12 nước đều quan trọng như nhau, nhưng khó khăn lớn nhất đối với Hiệp định TPP là tình hình phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Sau ngày 05/10/2015, chính quyền Mỹ sẽ phải đệ trình toàn văn Hiệp định TPP lên quốc hội để xem xét và bỏ phiếu, tất cả các thủ tục này dự kiến phải mất đến gần 5 tháng trước khi quốc hội bỏ phiếu chính thức, như vậy, sớm nhất phải đến quý I/2016, quốc hội Mỹ mới có thể bỏ phiếu chính thức, nhưng đây là thời điểm nước Mỹ bước vào thời kỳ tranh cử tổng thống, khi đó TPP có được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua hay không là điều không dễ tiên đoán.

Trên trang web của Nhà trắng, Tổng  thống Mỹ Obama cho rằng “Việc hoàn tất Hiệp định TPP sẽ góp phần mở ra nhiều thị trường mới cho hàng hóa xuất xứ từ Mỹ cũng như tăng cường bảo vệ người lao động Mỹ. Tôi sẽ làm việc với các nhà lập pháp Mỹ để thỏa thuận này được thông qua”.

Thủ tướng Nhật mô tả thỏa thuận này là một thành tựu lớn đối với tương lai của Nhật Bản và toàn Châu Á nói chung, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và các cá nhân trong việc tìm ra những phương thức mới để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên TPP, đặc biệt là nông dân Nhật Bản trước sự cạnh tranh của nông sản nhập khẩu.

Thủ tướng Oxtraylia nhận định “Hiệp định TPP vừa đạt được giữa 12 quốc gia sau hơn 5 năm đàm phán là một thắng lợi lớn đối với Oxtraylia, TPP sẽ đặt nền móng vững chắc cho sự thịnh vượng trong tương lai của Oxtraylia, tạo thêm nhiều việc làm trong nước, đồng thời mang lại sự đổi mới và cạnh tranh khắp khu vực”

Theo thỏa thuận của hiệp định, 12 quốc gia tham gia sẽ cắt giảm hàng rào thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung trong một khu vực trải dài từ Việt Nam đến Canada. Với Việt Nam, đây là bước khởi đầu có ý nghĩa rất lớn, có thể tạo ra một cú hích cho nền kinh tế, tuy nhiên, khi trở thành hiện thực, Hiệp định TPP cũng sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với một số lĩnh vực.

jhfjkds vd.png
Quá trình đàm phán TPP hơn 5 năm qua đã hoàn tất

dsbfhdsgrr.png
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tại hội nghị ở Atlanta

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng - Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại Atlanta “Trước hết Việt Nam cần rà soát lại về mặt pháp lý với các câu từ trong Hiệp định để phù hợp với những quy đinh trong nước. Chuẩn bị cho các bước chuẩn y theo quy trình nội bộ. Một việc hết sức quan trọng nữa đó là công bố một cách rộng rãi các thông tin tóm tắt về nội dung của TPP. Đặc biệt là những cam kết về mở cửa thị trường mà chúng ta đã thống nhất với 11 nước còn lại trong TPP”. Đồng thời, Bộ trưởng cũng khẳng định “Sau khi thực hiện Hiệp định TPP, lĩnh vực đầu tiên mà Việt Nam được hưởng lợi đó là hoạt động xuất khẩu. Thông qua hoạt động của Hiệp định với việc mở của thị trường dịch vụ và đầu tư chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đặc biệt những dự án, những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, trình độ khoa học tiên tiến và có sự chuyển giao công nghệ theo cam kết của các thành viên TPP cũng như của các doanh nghiệp thuộc các quốc gia này. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa quan hệ hợp tác, đầu tư với nhiều quốc gia khác. Đồng thời, đây cũng là khó khăn rất lớn đối với ngành chăn nuôi, dịch vụ. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ chịu những tác động mạnh của quá trình tham gia Hiệp định TPP”.

Như vậy, bên cạnh những khó khăn không tránh khỏi khi tham gia Hiệp định TPP, thì những lợi ích của Việt Nam là rất rõ rệt, theo nhận định của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tăng trưởng của chúng ta có thể đạt hai con số. Đây là hiệp định thương mại tự do thứ 11 mà Việt Nam tham gia cho đến thời điểm hiện nay, nhưng đây là hiệp định quan trọng nhất, chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự chuẩn bị tích cực, chu đáo nhất để phát huy tối đa lợi ích có được từ Hiệp định này.

Với Hiệp định TPP, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về 0%, qua đó sẽ sớm tạo ra cú hích lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành xuất khẩu chính như dệt may, giày dép, thủy sản dự kiến sẽ có bước phát triển nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, hiệp định này sẽ giúp tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam tăng thêm hơn 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025, xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025.

Theo ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may, thêu đan TP. Hồ Chí Minh “Các doanh nghiệp dệt may đã cố gắng hoàn thiện cơ chế quản lý của mình như các chính sách về xã hội, môi trường, an ninh, các quy tắc về sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hóa. Khi gia nhập TPP, các yêu cầu sẽ khắt khe hơn rất nhiều, nhưng các doanh nghiệp dệt may đã có sự chuẩn bị tương đối và tiếp tục hoàn thiện”.

TPP không chỉ là hiệp định thương mại thế hệ mới mà nó còn bao gồm các cam kết bảo vệ quyền lợi người lao động cũng như môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo hướng thân thiết môi trường hơn và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Một điều quan trọng là các hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia thành viên TPP phải đảm bảo nguyên tắc xuất xứ. Khi vào được TPP, sẽ giúp Việt Nam có được những cơ hội mới từ chuỗi cung ứng toàn cầu bởi các nước trong TPP chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.

Dự kiến ngành chăn nuôi nhất là sữa của Việt Nam và một số nước như Niu dilan và Canada sẽ bị tác động lớn nhất khi Hiệp định TPP dự kiến được các nước hoàn tất thủ tục pháp lý để Hiệp định chính thức có hiệu lực sau 1,5-2 năm nữa. Tuy nhiên, cơ hội vẫn còn nếu ngành chăn nuôi Việt Nam đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu có hiệu quả.

Với Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước đi đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về tham gia các hiệp định thương mại tự do với 55 đối tác, trong đó có tất cả các trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu thế giới. Theo tính toán, nếu khai thác được hết các thuận lợi, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, TPP sẽ giúp tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam tăng thêm được 2% trong thời gian ngắn.

Hữu Thọ

 

CÁC TIN KHÁC
PHÓNG SỰ ẢNH
Lượt truy cập :

Cơ quan chủ quản: Tỉnh Đoàn Đồng Nai
Địa chỉ: số 33, đường Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Website: doantncshcm.dongnai.gov.vn         Điện thoại: 02513.846.458        E-mail: vanphongtinhdoandn@gmail.com
® Ghi rõ nguồn " Tỉnh Đoàn Đồng Nai " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

| Đăng nhập